☰ NỘI DUNG CHÍNH ☰
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập đều gặp phải thắc mắc về thuật ngữ Chữ ký số, USB Token. Vậy Usb token và chữ ký số là gì? tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải có?
CHỮ KÝ SỐ LÀ GÌ?
Chữ ký số hay còn gọi là chứng thư số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý.
THIẾT BỊ USB TOKEN LÀ GÌ?
Thiết bị USB Token là thiết bị phần cứng (USB) chứa các dữ liệu mã hóa gọi là Khoá Bảo mật (Private Key) và thông tin của một doanh nghiệp gọi là Khoá công khai (Public Key).
Do tính chất an toàn của chữ ký số, USB token là thiết bị lưu trữ và bảo vệ khóa bí mật của người dùng, không thể copy hay backup dữ liệu, chỉ cho phép đọc dữ liệu nên các bạn hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật, an toàn cũng như không sợ lỗi hay bị virus như USB dữ liệu bình thường.
- Khóa riêng của chữ ký số (Private Key): đây là thông tin bí mật của khách hàng, được dùng để tạo ra chứng thư số. Bản chất của việc sử dụng thiết bị USB Token là để lưu trữ và bảo vệ an toàn khóa riêng này.
- Khoá công khai của chữ ký số (Public Key): phần thông tin có trong chữ ký số dành cho doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
- Số hiệu của chứng thư số (số seri).
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
- Tên của tổ chức, nhà cung cấp chứng thư số (Ví dụ: Viettel-CA).
- Chữ ký số của tổ chức chứng thực số.
- Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
- Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực số.
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
Như vậy, chữ ký số này có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu. Chữ ký số dùng để xác nhận hay cho chữ ký của doanh nghiệp đó trên các loại văn bản và tài liệu số được thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet. Việc áp dụng Chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với Cơ quan Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng điện tử…
TÍNH PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ SỐ.
Ngày 29/11/2005 Chính phủ đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007. Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ ký số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực ký số công cộng cấp.
MỘT USB TOKEN CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC CHO 2 DOANH NGHIỆP KHÔNG?
Dù 1 USB Token Về mặt kỹ thuật, một USB token có thể lưu trữ nhiều Chứng thư số và các cặp khóa tương ứng, nhưng USB token chỉ có một mật khẩu bảo vệ. Về mặt pháp lý, chứng thư được coi như con dấu của doanh nghiệp nên cần được bảo mật để giao dịch đảm bảo.
Thực tế các nhà cung cấp chứng thư số cũng đang quản lý chứng thư số theo seri chứng thư và seri usb token, tương đương cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp theo Mã số thuế, mà 2 doanh nghiệp thì không thể chung một Mã số thuế được. Do đó một USB Token chỉ lưu duy nhất, thông tin chứng thư của một cá nhân hay doanh nghiệp. Nhưng ngược lại, một cá nhân hay doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều token để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.